Với thu nhập từ 80 đến 110 triệu/ha từ dứa MD2, giống dứa mà Westfood độc quyền tại Việt Nam đã giúp người dân huyện Phụng Hiệp nói riêng và nhiều tỉnh ĐBSCL nói chung nâng cao thu nhập, cũng như thay đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng phát tiển bền vũng.
Nhiều năm qua, giá mía nguyên liệu thường xuyên ở mức thấp, từ 700 – 850đ/kg, khiến nông dân bị thua lỗ. Từ đó, diện tích canh tác loại cây trồng này không ngừng bị thu hẹp. Niên vụ 2019 – 2020, Long An chỉ trồng được 841 ha mía, đạt khoảng 23% kế hoạch. Còn tại Sóc Trăng, nếu như năm 2017 diện tích mía lên tới 8400 ha, nay giảm còn khoảng 2400 ha. Hậu Giang là tỉnh trồng mía nhiều nhất ĐBSCL những năm qua diện tích mía cũng không ngừng sụt giảm, niên vụ trước chỉ còn 5400 ha. Việc đưa vào canh tác giống cây gì vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa bền vũng đang là bài toán của các cấp chính quyền, người dân ĐBSCL hiện nay.
Đứng trước thực tế đó, Westfood đã triển khai hợp tác với người dân trong việc canh tác dứa MD2, giống dứa được nhập khẩu từ Nam Mỹ theo hướng Westfood cung cấp giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm. Mỗi một ha trồng dứa MD2 sẽ cho thu nhập từ 80 đến 110 triệu đồng.
Người dân chuyển đổi canh tác sang trồng Khóm Mật Mỹ MD2
Ông Ngô Văn Phương (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), mãi đến 2018, khi Westfood đặt vấn đề liên kết ông Phương mới không còn lo lắng, toàn bộ diện tích hơn 1 ha nhanh chóng được cải tạo để Khóm Mật Mỹ MD2 chuẩn GlobalGAP. Ông chia sẻ: “Chuyển qua trồng dứa MD2 công ty đầu tư giống, tới khi mình thu hoạch trái công ty mới trừ số tiền mình mua giống, thu nhập cao hơn trồng các loại các cây trồng khác”.
Video Chương trình Chào buổi sáng VTV1 – Phóng sự chuyển đổi canh tác vùng ĐBSCL
Điều quan trọng là với mô hình liên kết trồng khóm Mật Mỹ MD2, người nông dân sẽ không phải lo đầu ra, thay vào đó tập trung để nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Vũ Lộc, Tổng Giám đốc Westfood cũng cho hay: “Người nông dân có thể ký hợp đồng theo hình thức 3 bên, hoặc 4 bên, gồm người nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng – các cơ quan chức năng tại địa phương hoặc Sở Nông Nghiệp… Ở mô hình trồng khóm MD2 liên kết, năng suất trồng khóm MD2 gấp đôi so với các giống khóm tại Việt Nam. Các tiêu chuẩn về màu sắc, độ ngọt cũng cao hơn 30% so với châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chỉ riêng mặt hàng khóm MD2 tươi ở 3 thị trường này cũng đã tiêu thụ 1,4 triệu tấn/năm, chưa tính các sản phẩm chế biến. Theo kế hoạch, công ty sẽ phát triển từ 500 – 1000 ha trong vòng 3 – 5 năm tới. Các đối tác đề nghị bao tiêu toàn bộ sản phẩm là cam kết, cũng đảm bảo chắc chắn đầu ra.”
Một sự thay đổi rõ nét ở tỉnh Hậu Giang, một nơi từng là vùng nguyên liệu mía của khu vực. Việc chuyển đổi từ mía sang các loại cây trồng thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bền vững hơn. Không chỉ xuất khẩu những trái khóm chất lượng, trái khóm lạ mắt MD2 cũng dần chiếm lĩnh thị trường nội địa qua các kênh siêu thị hoặc chuỗi cửa hàng kinh doanh trái cây cao cấp. Đây được xem là tin vui không chỉ cho nông dân Hậu Giang, mà còn cho bà con nông dân khu vực ĐBSCL trong việc có thêm lựa chọn phù hợp trong quá trình chuyển đổi canh tác của mình.