Sau cú sốc cuối tháng 7 do việc dịch Covid-19 bùng phát trở lại, chính vì vậy đòi hỏi nhà đầu tư có chiến lược đầu tư khôn ngoan vào thời điểm này.
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích của CTCK Yuanta Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư có thể phân bố một nửa tỷ trọng vào một số khoản đầu tư an toàn như trái phiếu và nửa còn lại vào cổ phiếu.
Để tìm ra cổ phiếu tốt, nhà đầu tư nên theo dõi các doanh nghiệp có kết quả tăng trưởng trong quý 1 – 2 thể hiện đây là những doanh nghiệp có sức khỏe tốt.
Các cổ phiếu liên quan tới nhu cầu thực phẩm, dụng cụ y tế vẫn còn nhưng không nhiều như trước. Trong ngắn hạn lợi nhuận sẽ không còn tốt nữa. Trung hạn tới cuối năm vẫn an toàn nhưng không còn nhiều cơ hội như trước. Do đó, ông Minh khuyến nghị không nên lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu này.
Đối với kênh vàng, ông Minh dự báo tới cuối năm vàng sẽ vẫn còn tăng nhưng tỷ suất sinh lời không còn nhiều như giai đoạn trước.
Còn ông Hoàng Công Tuấn – Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô của CTCK MB đưa ra 2 cách tiếp cận cho nhà đầu tư. Thứ nhất, trong dài hạn, nhà đầu tư nên có cái nhìn sâu sắc hơn với tình hình thị trường. Thị trường sẽ hồi phục nhanh khi có các giải pháp chống dịch được đưa ra. Do đó, nhà đầu tư nên thực hiện đầu tư dài hạn bằng tiền nhàn rỗi và kiên nhẫn với các biến động trong thời gian này.
Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên hành xử theo diễn biến thị trường, canh giải ngân ở vùng 810 điểm và chốt lời ở vùng 850 điểm. Lợi nhuận lướt sóng trong giai đoạn này sẽ không cao và nhà đầu tư phải hết sức kiên nhẫn để tránh bẫy tâm lý.
Tiêu chí chọn cổ phiếu là cổ phiếu của các doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận có triển vọng kinh doanh trong năm 2021 hoặc chống chịu tốt trong năm nay.
Cũng theo ông Tuấn, thu hút FDI của Việt Nam trong nửa đầu năm giảm nhưng không quá nhiều cho thấy Việt Nam vẫn thu hút nguồn vốn nước ngoài. Giải ngân đầu tư công có sự tăng trưởng mạnh, 6 tháng cuối năm sẽ còn được đẩy mạnh và tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó sẽ tác động tích cực tới các nhóm như xây dựng hạ tầng hay doanh nghiệp bất động sản có dự án quanh vùng được đầu tư hạ tầng.
Tuy nhiên, để tận dụng được câu chuyện này thì nhà đầu tư phải tìm kiếm thật kỹ mới ra được các doanh nghiệp có yếu tố hưởng lợi chứ không phải chỉ cần đầu tư theo nhóm ngành.
Cổ phiếu đáng chú ý …
Tuy dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế và ở hầu hết các ngành nghề nhưng trong mảng Dược, Công ty Cổ phần Tập đoàn F.I.T (HoSE: FIT) vẫn hoàn toàn tự tin vào các kế hoạch triển khai mở rộng các nhà máy sản xuất vật tư y tế, nâng cao mở rộng nhà máy sản xuất viên nang 4 và bước đầu phát triển dự án xây dựng nhà máy dược chuẩn GMP – EU. Dự kiến doanh thu trong lĩnh vực này trong năm 2020 sẽ mang lại cho Tập đoàn là 844 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 83,6 tỷ đồng.
FIT Group là tập đoàn đa ngành đang sở hữu các công ty tiềm năng tăng trưởng cao
Tại các mảng như Nông nghiệp – Thực phẩm, FIT sẽ mở rộng đầu tư vùng nguyên liệu nhằm tăng tính chủ động và cải thiện biên lợi nhuận kinh doanh. Với các ngành hàng FMCG, công tác R&D sẽ được tập trung nguồn lực để phát triển sản phẩm vượt trội hơn, đưa các công ty con của Tập đoàn lên hàng ngũ các doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành FMCG.
Với nền tảng vững chắc đó, năm 2020 FIT đặt mục tiêu doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là 1.383,5 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế là 171,3 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2019.
Trong quý II/2020, có doanh thu thuần trong kỳ của FIT đạt 241 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 62,4 tỷ đồng. Trừ tất cả các chi phí, tập đoàn lãi sau thuế 38,6 tỷ đồng cao gấp 3,4 lần so với quý II/2019; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 47,253 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, FIT đạt gần 540 tỷ đồng doanh thu thuần; lợi nhuận trước thuế đạt trên 51,3 tỷ đồng.
Ban Lãnh đạo FIT khẳng định hoạt động theo đúng giá trị cốt lõi đã đề ra, đó là xây dựng doanh nghiệp trở thành Tập đoàn đầu tư hiệu quả, gia tăng giá trị cho cổ đông, thông qua chuỗi sản phẩm tư vấn đầu tư đa dạng, danh mục đầu tư chất lượng và chuyên nghiệp.