Trong thế giới của “những chiếc lưỡi tinh tế”, nước không chỉ có hương vị mà còn chuyên chở cá tính.
Tuỳ độ nhạy cảm về vị giác của mỗi người, đôi khi có thể nhận ra chút “vị” của nước | Nguồn: Vikoda
Sở hữu vị giác tinh tế cùng nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản, Chuyên gia Thử nếm, Đánh giá Chất lượng và Tư vấn về Rượu vang và Đồ uống Tô Việt đã có nhiều năm làm việc tại các khách sạn thượng lưu của Pháp, Anh, Monaco… Những chia sẻ mới nhất của ông về việc trải nghiệm nước khoáng Việt đã gây ngạc nhiên lớn đối với công chúng vì sự tinh tế và góc nhìn mới mẻ, đầy lôi cuốn.
Là một chuyên gia Thử nếm và Tư vấn Rượu vang kỳ cựu trong và ngoài nước, ông có nhận định gì về mùi vị của các loại nước trên thị trường?
Hồi còn nhỏ chúng ta được học ở trường rằng nước là một chất lỏng không màu không mùi không vị. Nhưng trên thực tế, có thể tuỳ thuộc vào độ nhạy cảm về vị giác của mỗi người, đôi khi vẫn có thể nhận ra được một chút “vị” của nước, hoặc nước này nếm khác nước kia một chút.
Chẳng hạn nước đun sôi để nguội thường có một vị ngọt mát dễ chịu, nước giếng với nước máy có độ “trơ” hơn, ít ngọt hơn nhưng vẫn thanh, đôi khi kèm cả một chút chua ở hậu vị rất khẽ khàng và không đến mức gây khó chịu.
Thời đó, thi thoảng mới thấy xuất hiện trên thị trường vài chai nước suối Kim Bôi, chứ tuyệt nhiên không có nước khoáng đóng chai. Sau này, khi sang Pháp du học và có bằng Chuyên gia Thử nếm và Tư vấn về Rượu vang, tôi mới hiểu và phân biệt được nước máy, nước uống tinh lọc, nước suối, nước khoáng và nước có gas.
Chúng tôi vẫn nói đùa rằng trong thế giới của “những chiếc lưỡi tinh tế”, nước không chỉ có hương vị mà còn chuyên chở cá tính, bản sắc riêng và chẳng nước nào hoàn toàn giống nước nào. Đó cũng là lý do các nhà hàng đẳng cấp thế giới họ rất quan trọng “tính cách” của nước để tư vấn cho thực khách “dùng kèm” với món ăn để mang đến những trải nghiệm về hương vị tinh tế và thăng hoa nhất.
Khi còn ở Pháp, ông may mắn trở thành học trò của Frank Thomas – Bậc thầy của làng vang châu Âu năm 2000, bí quyết nào giúp phân biệt vị của nước khoáng thưa ông?
Thật ra “tính cách” của nước đến từ thành phần và hàm lượng các khoáng chất có ở trong nước. Đó là lý do nước có gas dễ phân biệt nhất, còn bình thường những chiếc lưỡi rất khó nhận ra sự khác biệt giữa nước suối và nước khoáng. Dù về bản chất, thành phần vi lượng của nước khoáng phong phú và ổn định hơn nước suối rất nhiều.
Nước khoáng thiên nhiên vốn được khai thác từ mạch nước ngầm chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường.
Còn nước khoáng kiềm thiên nhiên được tạo ra nhờ quá trình các mạch nước ngầm thẩm thấu qua các tầng địa chất, tích tụ các khoáng chất tạo nên tính kiềm tự nhiên. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đặt giới hạn nước khoáng có độ kiềm cao nhất là 9.5 và mức pH 9.0 được xem là phù hợp hoàn hảo để uống vào cơ thể.
Không phải cứ có độ kiềm cao là nước sẽ càng “lợ” hay khó uống. Chính sự “độc bản” trong tỉ lệ và thành phần các khoáng chất kiềm tự nhiên tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt nước khoáng kiềm thiên nhiên đến từ các nguồn khoáng khác nhau. Có thể kể tên một số nguồn khoáng nổi tiếng thế giới như Vittel, Evian hay Volvic của Pháp, Kuldur của Nga, Pavel Bania của Bulgari, Bath của Anh…
Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng… của mỗi vùng đất sẽ hình thành nên những nét đặc trưng của hệ sinh thái và các sinh vật sống trong hệ sinh thái đó. Nguồn nước khoáng kiềm thiên nhiên cũng vậy.
Chẳng thể có hai ngọn núi nào giống hệt nhau, nếp gấp ở các tầng địa chất giống nhau, hàm lượng khoáng chất giống nhau… nên thành ra địa thế độc đáo của mỗi nguồn khoáng sẽ “bồi đắp” cho nước không chỉ độ pH khác nhau, mà cả thành phần vi khoáng và hương vị đặc trưng không trộn lẫn.
Quốc gia nào sỡ hữu nguồn khoáng kiềm thiên nhiên là một lợi thế rất lớn, theo ông Việt Nam có nguồn khoáng kiềm thiên nhiên đặc biệt như thế không?
Việt Nam mình cũng có một nguồn khoáng đặc biệt như vậy, đó là mỏ khoáng kiềm thiên nhiên Đảnh Thạnh nằm sâu trong lòng đất mẹ Khánh Hoà, tạo ra nguồn khoáng kiềm thiên nhiên giàu vi khoáng vô cùng quý báu.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Đảnh Thạnh là nguồn nước thiên nhiên có tính khoáng kiềm tự nhiên hoàn hảo, hàm lượng khoáng nhẹ và độ kiềm lý tưởng pH = 9.0. Xung quanh mỏ nước khoáng là vành đai rộng 30 ha không có bất cứ hoạt động can thiệp hay tác động nào của con người nên dòng nước có độ sạch, tinh khiết nhất.
Nước khoáng kiềm thiên nhiên Vikoda được khai thác từ mỏ đi lên được đưa thẳng vào nhà máy chiết và chỉ qua quá trình lọc thô, lọc bằng tia cực tím (UV). Sản phẩm sở hữu vị ngọt thanh mát và độ kiềm hoàn hảo pH = 9.0, 100% tự nhiên.
Sở dĩ phải khẳng định yếu tố tự nhiên là bởi trên thị trường còn có nước khoáng kiềm nhân tạo được tạo ra bằng công nghệ điện phân, tạo độ kiềm cho nước bằng cách phân tách phân tử nước thành ion H+ và OH-.
Thói quen sử dụng nhiều thức ăn có tính axit như thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, bia rượu… là những nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ một lượng axit dư thừa, nếu để trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.
Vikoda sở hữu vị ngọt thanh mát và độ kiềm hoàn hảo pH = 9.0 hoàn toàn tự nhiên, chứa nhiều khoáng chất giúp trung hòa axit dạ dày dư thừa, sẽ giúp đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng khoẻ mạnh, uống mỗi ngày hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Thừa hưởng hết những đặc tính về kết cấu địa tầng đặc sắc của nguồn khoáng Đảnh Thạnh, nước khoáng kiềm thiên nhiên Vikoda nếu so với một số nước khoáng có trên thị trường thì hương vị dễ uống, không “lợ” mà ngọt mát, thanh nhẹ.
Nước có hương vị dịu dàng ôn hoà như vùng đất Khánh Hoà, nhưng trong “tư chất” thành phần lại giàu khoáng chất tự nhiên, vốn đã chắt lọc qua biết bao nét đứt gãy hình thành vỏ địa cầu trải qua hàng nghìn năm sâu dưới lòng đất. Đây thực sự là món quà vô cùng quý giá và bổ dưỡng cho sức khoẻ hàng ngày mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng riêng Việt Nam.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Nguồn bài viết: Vietcetera